Bất động sản công nghiệp được nhận định là điểm sáng của thị trường trong năm 2023
Kỳ vọng bất động sản công nghiệp và văn phòng
Trong năm 2022, bất chấp nhiều khó khăn của thị trường, 70% hộ gia đình có thu nhập 40 – 70 triệu đồng/tháng vẫn mua thêm ít nhất 1 sản phẩm bất động sản.
Thị trường bất động sản bước vào năm 2023 với hy vọng phục hồi, mức tăng trưởng dự báo cao, nhưng những trở ngại từ nền kinh tế toàn cầu và một số yếu tố trong nước nửa cuối năm 2022 khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi e ngại.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa nhìn nhận, năm 2022 là năm kỳ lạ của thị trường bất động sản khi đạt đỉnh vào quý II, nhưng cuối năm rơi vào khủng hoảng. Nguyên nhân là do sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thực, trên 80% là mua đầu cơ. Thị trường dư thừa nguồn cung bất động sản cao cấp, hạng sang, nhưng thiếu sản phẩm bình dân. Cùng với đó, nguồn cung bất động sản khu vực trung tâm rất ít, do pháp lý ách tắc, tiền thuế sử dụng đất cao, vướng đất công… Lãi suất tăng quá cao, room tín dụng cạn kiệt là hệ quả tất yếu dẫn đến sự trầm lắng của thị trường.
Do đó, năm 2023, dự báo thị trường bất động sản sẽ chuyển biến khá thận trọng. Phân khúc nhà ở sẽ duy trì mức thanh khoản ổn định, song nguồn cung hạn chế và vẫn vắng bóng sản phẩm vừa túi tiền với người tiêu dùng.
Trong khó khăn cũng có một số điểm sáng nhất định. Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam đánh giá, Việt Nam đang ghi nhận thặng dư thương mại tích cực, đồng tiền tương đối mạnh và lạm phát trong tầm kiểm soát. Quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ 36% dân số Việt Nam sống ở đô thị. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường bất động sản trong những năm tới.
Xét về phân khúc, bất động sản công nghiệp và văn phòng được đánh giá là hai phân khúc có nhiều triển vọng nhất. Theo chuyên gia của Savills, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Trước một số khó khăn đang gặp phải ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, Foxconn – đối tác sản xuất linh kiện hàng đầu của Apple đã cam kết nhiều hơn về việc đầu tư vào Việt Nam. Cùng với đó, Samsung – nhà đầu tư lớn từ Hàn Quốc cũng tái khẳng định sẽ tăng cường đầu tư tại Việt Nam.
“Dù những biến động trong chuỗi sản xuất thế giới còn tiếp diễn với lượng đơn đặt hàng sụt giảm, nhưng vấn đề này sẽ được khắc phục và hoạt động sản xuất dự báo tích cực trở lại trong nửa cuối năm 2023. Bất động sản công nghiệp chính là phân khúc nhận được sự quan tâm rất lớn. Điểm đặc biệt trên thị trường hiện nay là xu hướng gia tăng sự quan tâm, xây dựng cơ chế đầu tư cho các sản phẩm chuyên biệt như nhà kho xây sẵn (RBW), nhà xưởng xây sẵn (RBF), logistics, data centers…”, ông Neil MacGregor nói.
Ở phân khúc văn phòng, nguồn cung văn phòng TP.HCM đến nay chỉ đạt hơn 2,5 triệu m2, rất thấp so các thị trường trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines)…, khi mỗi thị trường này có khoảng 6 triệu m2, do đó, dư địa tăng trưởng văn phòng còn rất lớn. Với bối cảnh khan hiếm nguồn cung hiện tại, khách thuê văn phòng diện tích lớn có thể khó tìm được mặt bằng chất lượng.
Trong khó khăn cũng có một số điểm sáng nhất định. Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam đánh giá, Việt Nam đang ghi nhận thặng dư thương mại tích cực, đồng tiền tương đối mạnh và lạm phát trong tầm kiểm soát. Quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ, với tỷ lệ 36% dân số Việt Nam sống ở đô thị. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường bất động sản trong những năm tới.
Xét về phân khúc, bất động sản công nghiệp và văn phòng được đánh giá là hai phân khúc có nhiều triển vọng nhất. Theo chuyên gia của Savills, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Trước một số khó khăn đang gặp phải ở Trung Quốc trong thời gian gần đây, Foxconn – đối tác sản xuất linh kiện hàng đầu của Apple đã cam kết nhiều hơn về việc đầu tư vào Việt Nam. Cùng với đó, Samsung – nhà đầu tư lớn từ Hàn Quốc cũng tái khẳng định sẽ tăng cường đầu tư tại Việt Nam.
“Dù những biến động trong chuỗi sản xuất thế giới còn tiếp diễn với lượng đơn đặt hàng sụt giảm, nhưng vấn đề này sẽ được khắc phục và hoạt động sản xuất dự báo tích cực trở lại trong nửa cuối năm 2023. Bất động sản công nghiệp chính là phân khúc nhận được sự quan tâm rất lớn. Điểm đặc biệt trên thị trường hiện nay là xu hướng gia tăng sự quan tâm, xây dựng cơ chế đầu tư cho các sản phẩm chuyên biệt như nhà kho xây sẵn (RBW), nhà xưởng xây sẵn (RBF), logistics, data centers…”, ông Neil MacGregor nói.
Ở phân khúc văn phòng, nguồn cung văn phòng TP.HCM đến nay chỉ đạt hơn 2,5 triệu m2, rất thấp so các thị trường trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines)…, khi mỗi thị trường này có khoảng 6 triệu m2, do đó, dư địa tăng trưởng văn phòng còn rất lớn. Với bối cảnh khan hiếm nguồn cung hiện tại, khách thuê văn phòng diện tích lớn có thể khó tìm được mặt bằng chất lượng.